Không giống như nhiều trường hợp “thần đồng” nhỏ tuổi học vượt cấp do không thể đáp ứng được với môi trường học tập bậc đại học nên đã bỏ bê, chểnh mảng việc học, Vicky lại là một sinh viên cực xuất sắc.
Vicky Ngo (tên tiếng Việt là Ngô Ngọc Châu, SN 2007) là cái tên không còn xa lạ với nhiều người. Năm 2020, ở tuổi 13, cô vào Đại học Công nghệ Auckland (Auckland University of Technology) và học cùng lúc 2 chuyên ngành Toán ứng dụng và Tài chính, và trở thành một gương mặt nổi tiếng ở New Zealand. Vào thời điểm đó, nhiều tờ báo ở New Zealand đã nhiều lần gọi cô là “thần đồng”, “thiên tài” để ghi nhận những thành tích xuất sắc của cô.
Tuy nhiên, tất cả sẽ trở thành vô ích, và vào tháng 4 năm 2021, Vicky đứng trước nguy cơ phải rời New Zealand vì tốt nghiệp đại học quá sớm và quá thông minh, một lần nữa thu hút sự quan tâm của giới truyền thông.

Hàng loạt thành tích đáng tự hào
Năm 2015, Vicky gặp mẹ nuôi lần đầu tiên tại TP.HCM và được hỗ trợ tài chính cũng như định hướng cho việc học tiếp. Năm 2017, cô và gia đình mẹ đã lên kế hoạch sang New Zealand định cư và hoàn tất thủ tục pháp lý nhận con nuôi vào năm 2017.
Tại đây, thần đồng gốc Việt theo học trường St Thomas’ School. Trong thời gian đi học, Vicky đã có nhiều thành tích đáng tự hào. Cụ thể, Vicky đã lọt vào top 6 tại Giải vô địch Toán lớp 7 cấp quốc gia do Đại học Otago tổ chức năm 2018. Cũng trong năm này, Vicky trở thành thành viên trẻ nhất trong cộng đồng trẻ tuổi của Mensa – một cộng đồng những người có IQ thuộc nhóm 2% dân số thế giới ở New Zealand.
Một năm sau, cô bé lọt vào top 30 trong cuộc thi toán lớp 9, lọt vào top 2% học sinh giỏi nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Với thành tích học tập cực “đỉnh”, không có gì khó hiểu khi cô bé nhận được rất nhiều sự quan tâm của CĐM. Thậm chí, trong một bài báo xuất hiện trên NZ Herald – nhật báo có lượng phát hành lớn nhất xứ sở Kiwi, cô bé còn được mệnh danh là “thiên tài nhí”, “thần đồng”. Song, Vicky không coi đó là cách gọi phù hợp với mình:
“Em không nghĩ mình là thần đồng. Việt Nam có rất nhiều người trẻ tài giỏi và em chỉ may mắn hơn, không bỏ cuộc trước khó khăn. Ngoài ra, nhắc đến thần đồng mọi người thường sẽ nghĩ đến những tài năng thiên bẩm. Trong khi đó, những gì em có được hôm nay đều phải trải qua quá trình phấn đấu và rèn luyện”.
Ngoài ra, Vicky cho hay ban đầu em không có ý định học vượt cấp. Từ những năm cấp 2, Vicky đã muốn được vào đội tuyển Olympic Toán nhưng vì không có quốc tịch New Zealand nên cô không được chấp nhận. Từ đây, thần đồng mới bắt đầu học vượt cấp, cố gắng vào đại học vào năm 13 tuổi để chứng minh thực lực của mình.

Năm 2020 (khi đó 13 tuổi), mọi nỗ lực của Vicky Ngo đã được đền đáp khi cô được nhận vào Đại học Công nghệ Auckland (AUT), nơi cô theo học chuyên ngành Toán ứng dụng và Tài chính. Khác với nhiều “thần đồng” nhỏ tuổi học vượt cấp do không thể đáp ứng được với môi trường học tập bậc đại học nên đã bỏ bê, chểnh mảng với việc học, Vicky là một học sinh xuất sắc. Dựa vào số tín chỉ đã đăng ký, em hoàn toàn có thể tốt nghiệp khi bước sang tuổi 15 vào mùa đông năm 2022.
Không lâu sau, mẹ nuôi của Vicky thông báo tin vui rằng con gái bà đã nhận được lời mời thực tập và làm việc trong một công ty tài chính, nhưng cô cần có thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp. Từ đây, một thử thách mới lại bắt đầu dành cho cô bé “thần đồng” gốc Việt này.
Nguy cơ bị trục xuất vì quá… thông minh
Theo Bộ Giáo dục New Zealand, họ hoàn toàn có thể phải sử dụng Điều luật Giáo dục hiện hành để đề nghị khả năng “đặc cách” cho những sinh viên dưới 18 tuổi theo học bậc đại học. Một phát ngôn viên trường AUT cho biết: “Vicky là một học sinh xuất sắc. Dựa vào thành tích học tập của em, Vicky có thể hoàn thành chương trình học để nhận bằng tốt nghiệp vào năm 2022, khi em 15 tuổi”.
Ngược lại, Bộ Di trú New Zealand đã cảnh báo vì còn nhỏ tuổi, Vicky không được phép lưu trú tại nước này bằng thị thực học tập cũng như không đủ điều kiện để xin phép đi làm sau khi tốt nghiệp. Nguyên nhân là do thị thực này chỉ áp dụng với những sinh viên nước ngoài trên 18 tuổi. Song, AUT tin rằng tình hình của Vicky cần được xem xét đặc biệt vì Vicky là ứng viên xứng đáng để bộ di trú cân nhắc đặc biệt.

Nhiều năm sau, mẹ nuôi của Vicky không muốn nhìn thấy con trở lại Việt Nam sau ngần ấy năm gắn bó, nên đã tìm đến luật sư di trú Simon Laurent để được tư vấn về những vấn đề hiện tại. Người này đã nói chuyện với gia đình Vicky và đồng ý giúp đỡ về mặt pháp lý, nhưng không thể hứa hẹn bất cứ điều gì.
Mẹ nuôi của Vicky cho biết con gái bà đã nhận được lời mời thực tập và việc làm từ một công ty tài chính, nhưng cần có thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp. Người mẹ cho rằng thật không công bằng vì cô phải đấu tranh để xin được thị thực, một thủ tục cơ bản dành cho sinh viên quốc tế, chỉ vì Vicky thông minh hơn các bạn cùng trang lứa.
Đến nay, Vicky Ngô đã tốt nghiệp đại học ở lứa tuổi 15 và đang theo học tiến sĩ. Dẫu vậy, Vicky vẫn không được cấp thị thực lao động vì chưa đủ tuổi. Bởi New Zealand chưa có tiền lệ cấp thị thực làm việc cho trẻ em dưới 15 nên quá trình đấu tranh xin cấp thị thực cho Vicky được dự đoán là rất khó khăn và dễ đi vào ngõ cụt.
“Em tốt nghiệp xuất sắc đại học văn bằng kép tại Đại học AUT năm 15 tuổi, được thư mời làm việc từ các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng như New Zealand nhưng lại không thể đi làm hợp pháp. Bế tắc nên em mới lựa chọn ở lại học tiến sĩ như một giải pháp tình thế”, Vicky giãi bày.